Việc thờ phụng, hương khói hai vị Thần Linh là ông Thần Tài và ông Thổ Địa để mong cầu Tài Lộc – Tài Vận hiện nay đã trở thành một trong những tín ngưỡng đặc trưng của người Việt ta. Vì lẽ đó mà ban Thần Tài luôn được bố trí một cách trang trọng, chăm sóc kĩ lưỡng ngày qua ngày. Cũng đơn giản bởi vì theo quan niệm người xưa, bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa càng được chăm chút thì càng dễ linh ứng, chuyện làm ăn kinh doanh mới hanh thông, suôn sẻ.

Song song với việc tín ngưỡng ngày càng phát triển là kinh tế, kiến thức vậy nên hiện tại để thờ cúng hai ông ngoài việc cần sử dụng nhang Thần Tài dành riêng cho bàn thờ Thần Tài thì tất nhiên ta phải có một bàn thờ đủ đầy những vật phẩm cần thiết. Sắp xếp, đặt bàn thờ sao cho phù hợp với mệnh, phong thủy của Gia Chủ và gia đạo.
Nội dung chính
1 – Những ai cần lập bàn thờ hai vị thần linh Thần Tài và Thổ Địa
Tùy theo quan niệm của mỗi người hoặc tùy theo văn hóa vùng miền thì những người lập ban thờ sẽ khác nhau. Sự khác biệt rõ ràng nhất là miền Bắc và miền Nam.
Tại miền Bắc, người thờ ban Thần Tài – ông Địa chủ yếu là những người kinh doanh, buôn bán và đặt bàn thờ tại cửa hàng, công ty hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh. Còn với các hộ gia đình hoàn toàn là đi làm chứ không kinh doanh buôn bán thì chủ yếu sẽ lập ban thờ Gia Tiên có ba bát hương thờ Thần Linh – Tổ Cô, Ông Mãnh – Gia Tiên và sẽ làm thêm lễ Vía Thần Tài ngoài hai trọng lễ Sóc, Trọng và các trọng lễ trong năm.

Tại miền Nam thì có sự khác biệt nhiều hơn, với việc tiếp xúc với các văn hóa thờ cúng được lưu truyền từ bộ phận người Hoa sống ở đây thì người dân quan niệm rằng bàn thờ Thần Tài – ông Địa là điều tất yếu phải có. Do đó, tại khu vực miền Nam thì đa số dù là hộ gia đình hay công ty, nhà xưởng, cửa hàng đều lập ban thờ Thần Tài.

Về ý kiến của bản thân, chúng tôi nghĩ rằng mỗi hộ gia đình đều nên lập một ban thờ Thần Tài để thờ phụng các ông. Gia đình có ban thờ Thần Tài và ông Địa thường sung túc, no ấm, thịnh vương hơn các gia đình khác. Ngoài ra các cá nhân tin vào tín ngưỡng này cũng nhận được nhiều may mắn về chuyện tiền bạc, công việc hơn.
2 – Bàn thờ Thần Tài – ông Địa cần lưu tâm những vấn đề gì?
Thờ Thần Linh tuy rằng không cần quá cầu kỳ về mặt lễ lạt, đôi khi chỉ cần nén hương Thần Tài, trà, quả với tấm lòng thành kính là được. Nhưng tất nhiên rằng Gia Chủ cần phải thật sự kĩ lưỡng trong những khâu chuẩn bị và phải có kiến thức sao cho không bị phạm kỵ dẫn đến việc ảnh hưởng Tài Lộc, May Mắn.
2.1. Lưu ý về vị trí khi đặt bàn thờ ông Địa và Thần Tài
Theo quan niệm đã được đúc kết ngàn năm thì khi thờ hai vị Thần Tài và Thổ Địa cần phải đặt hai ông ở vị trí thuận lợi. Với việc chuẩn bị kĩ vị trí thờ hai ông sẽ giúp cho việc thờ cúng, hương khói trở nên dễ dàng và suôn sẻ, lời nguyện cầu sẽ càng thêm linh ứng. Chúng tôi xin liệt kê 6 điều cần chú ý sau đây:
- Bàn thờ Thần Tài đặt nơi thoáng đãng: Tuyệt đối không đặt ví trí bàn thờ Thần Tài tại nơi tối tăm mà cần đặt ở nơi đủ sáng, thông thoáng. Trước mặt ban thờ cần phải là một không gian đủ rộng chứ không được quá chật chội. Không nên đặt ví trí ban thờ Thần Tài tại phía dưới hoặc đối diện gương, đèn, nhà vệ sinh, chậu rửa tay hoặc nơi có quá nhiều ánh sáng. Đây chính là một trong những điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ Thần Tài mà nhiều Gia Chủ phạm phải
- Không đặt ban thờ Thần Tài trên cao: Đây cũng là điều dễ hiểu vì trong hai vị Thần Linh ta thờ cúng thì một trong số đó chính là ông Địa và đất là nơi ông Địa sống và cai quản. Còn với Thần Tài là vị Thần thuộc mệnh Kim phù hợp với “Thổ sinh Kim” vậy nên cũng cần tiếp xúc với mặt đất, cạnh ông Địa chứ không phù hợp thờ trên cao. Hai vị Thần “bản gia” đều ưa sạch sẽ, do đó Gia Chủ cần phải chăm chỉ lau dọn sạch sẽ ban thờ.
- Không đặt ban thờ Thần Tài – ông Địa cạnh bàn thờ Gia Tiên: ban thờ Gia Tiên thờ Thần Linh – Ông Mãnh, Cô Tổ – Gia Tiên còn ban thờ Thần Tài thờ hai vị là ông Thần Tài và ông Địa, người thờ khác nhau vậy nên chúng ta sẽ tránh việc để hai ban thờ cạnh nhau.
- Đặt ban thờ Thần Tài ở cửa ra vào: Dựa vào giải thích trên việc ông Địa cai quản đất đai do đó bất kỳ người ra vào tại gia đạo sẽ là được ông Địa kiểm soát và quản lý, cần có sự cho phép của ông. Nhờ đó việc vị trí đặt ban thờ Thần Tài ở gần cửa sẽ giúp ông Địa quan sát được một cách kĩ càng, đồng thời kịp ngăn chặn và xua đuổi tà ma, năng lượng xấu ra khỏi nhà.
- Đặt ban thờ Thần Tài dựa vào tường: Bàn thờ Thần Tài và ông Địa cần đặt dựa vào một bức tường vững chắc. Bức tường này không được trổ cửa sổ hay đục lỗ vì nếu như vậy thì Tài Lộc, Tài Vận sẽ không được tụ lại mà sẽ thất thoát. Nếu như do tính chất căn nhà đã có sẵn và không có bức tường nào phù hợp thì ta có thể sử dụng bức vách thay thế.
- Không được để ban thờ ông Địa và Thần Tài gần nhà vệ sinh, gần sọt rác, không đặt gần bếp vì đó là khu vực của Táo Quân, trước gương, trước phòng tắm, không để đồ nhọn đối diện ban thờ.
2.2. Hướng đặt ban thờ Thần Tài – ông Địa
Ngoài vị trí đặt ban thờ Thần Tài ra thì tín chủ cũng cần phải tìm hiểu kỹ về việc hướng mà ban Thần Tài và ông Địa hướng tới, việc chọn đúng hướng cũng là một trong những yếu tố phong thủy vô cùng quan trọng giúp cho Gia Chủ dễ dàng được tài lộc, may mắn.
Hiện tại sẽ có 2 cách thông thường chọn hướng cho ban Thần Tài là chọn hướng theo tuổi của Gia Chủ (người đứng đầu gia đình) và chọn hướng theo cung.
Với mỗi người sẽ có mệnh số được chọn từ khi sinh ra theo ngũ hành là: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ và với mỗi cung mệnh sẽ có các hướng tốt khác nhau, tương sinh tương khắc với nhau.

- Mệnh Kim: hướng đón lộc là hướng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nam
- Mệnh Mộc: hướng đón lộc là hướng Tây Bắc, Đông, Đông Nam
- Mệnh Thủy: hướng đón lộc là hướng Tây, Tây Nam, Tây Bắc và Đông Bắc
- Mệnh Hỏa: hướng đón lộc là hướng Nam, Đông Nam, Bắc, Đông
- Mệnh Thổ: hướng đón lộc là hướng Đông Bắc, Đông Nam
Ngoài ra, Gia Chủ cũng có thể tham khảo phương pháp đặt ban thờ theo cung và hiện tại hai cung may mắn, cát khánh được nhiều người lựa chọn làm hướng đặt là cung Thiên Lộc và cung Quý Nhân.

- Cung Thiên Lộc: là cung thuộc hướng Đông Nam. Thiên Lộc là phương Lâm quan của Tuế can. Chính vì vậy, những ngôi nhà có cửa chính hay hướng bàn thờ Thần Tài nằm vào cung Thiên Lộc thì sẽ nhận được nhiều tài lộc, may mắn về mặt tình cảm, tiền bạc và sự nghiệp luôn trên đà thăng tiến.
- Cung Quý Nhân: là cung thuộc hướng Tây Bắc. Quý Nhân Thiên Ất là vị Thần đứng đầu cát Thần, mạnh ở điểm dùng tĩnh chế động, chí tôn mà có thể trấn được phù trợ. Khi ban Thần Tài nằm tại cung Quý Nhân thì gia đạo sẽ được bình an, hỷ khí thịnh vượng, buôn may bán đắt, được nhiều khách hàng yêu quý và nhiều người giúp đỡ, gặp dữ hóa an lành.
2.3. Vật dụng không thể thiếu trong bàn thờ Thần Tài – ông Địa
Tùy theo điều kiện gia đình và văn hóa từng vùng miền sẽ có những vật dụng bài trí trên ban thờ Thần Tài khác nhau, nhang Garuda xin mạn phép liệt kê các loại vật phẩm chủ đạo trên ban thờ Thần Tài:
- Tượng Thần Tài – ông Địa
- Khảm gỗ
- Bài vị
- Ba hũ đựng gạo, muối và nước
- Bát hương
- Lọ hoa tươi
- Mâm hoa quả
- Kỷ chén nước
- Ông Cóc
- Bát tụ lộc
- Cốt thất bảo, ngũ phúc hoa mai
- Linh vật phong thủy: Thiềm Thừ, Long Quy hay Tỳ Hưu (tùy theo ý Gia Chủ)
- Nhang Thần Tài

3 – Lập ban thờ Thần Tài cần chuẩn bị những gì?
Việc lập ban thờ Thần Tài và ông Địa cần làm chuẩn theo những lễ nghi từ ngàn xưa thì mới dễ thuận lợi và linh ứng. Một số quan niệm cho rằng nếu không có bàn thờ Thần Tài thì có thể làm lễ tại ban Gia Tiên nhưng quan niệm này là vô cùng sai lầm. Thần Tài và ông Địa là hai vị Thần Linh bản gia và việc thờ cúng hai ông cũng giống như thờ Gia Tiên, thờ Phật vậy nên cần có một ban thờ riêng nhằm thể hiện sự tôn trọng, lòng thành kính đến Thần Linh cũng như giữ cho không gian thờ cúng được thanh tịnh. Vấn đề thờ cúng là việc vô cùng linh thiêng vì vậy Gia Chủ cần đặc biệt lưu tâm và cẩn thận, tránh cho trường hợp phạm kỵ khiến bản thân và gia đình gặp những điều không hay.

Các bước để lập ban thờ Thần Tài chuẩn nghi lễ ngàn xưa:
- Bước 1: Lựa ngày cát lành để lập bàn thờ mới
Bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa chúng ta tuyệt nhiên không được dùng bàn thờ đã qua sử dụng. Khi mua bàn thờ Gia Chủ cần chọn ngày may mắn cát lành trong tháng hoặc ngày hợp mệnh, để giúp cho lễ lập ban được hanh thông. Khi mua bàn thờ, Gia Chủ hãy “trả tiền có lẻ” để có được sự may mắn, xởi lởi và sau khi chọn mua xong hay lập tức chuyển thẳng về nhà thay vì bê đi nhiều nơi.
- Bước 2: Kê ban thờ vào đúng vị trí, chọn đúng hướng
Sau khi xác định được vị trí đẹp và hướng phù hợp với Gia Chủ, lau dọn sạch sẽ khu vực sẽ kê ban thờ xong mới hạ ban thờ xuống vì hai ông Thần Tài và Thổ Địa vô cùng ưa sạch sẽ.
- Bước 3: Bày biện vật dụng đúng phong thủy
Bày biện bát nhang, ông Thần Tài, Thổ Địa, kỷ nước, chóe thờ, bình hoa sao cho đúng với vị trí trên ban thờ Thần Tài.
- Bước 4: Chọn ngày đẹp để làm lễ thỉnh trên bàn thờ Thần Tài
Ngày đẹp nhất trong năm để thỉnh Thần Tài đó là ngày mùng 10 âm tháng Giêng (ngày vía Thần Tài đầu năm). Tuy nhiên nếu Gia Chủ không thuận tiện làm được ngày này thì có thể chọn các ngày 10 âm hàng tháng. Khi làm lễ cần phải có lễ mặn và lễ ngọt.
- Bước 5: Sắm lễ để dâng lên chư vị Thần Linh trên bàn thờ Thần Tài
Lễ cúng thỉnh Thần Tài cơ bản cần chuẩn bị những thứ sau:
- Hoa tươi (10 bông)
- Mâm ngũ quả
- Xôi gấc (1 đĩa)
- Bộ tam sênh (gà trống, thịt lợn và vịt quay)
- Lá trầu, quả cau, củ tỏi (mỗi loại 5 đơn vị)
- Chai rượu nhỏ (1 chai, mở sẵn nắp)
- Thuốc lá (1 bao)
- Ông ngựa đỏ nhỏ (5 ông)
- Mũ ngũ phượng long mạch (5 mũ)
- Quần áo Thần Linh
- Thẻ hương (5 thẻ)
- Lễ tiền vàng (10 lễ)
- Đại thiếc
- Bước 6: Thực hiện lễ bái thỉnh ông nhập tượng
Sau khi hoàn thiện toàn bộ các bước bên trên, Gia Chủ sẽ tiền hành dâng lễ, dâng hương cúng bái và khấn tạ hai ông, sau đó an vị lô nhang đầu để cầu an. Nếu thắp 3 nén hương đầu cháy hết thì tiếp tục, còn nếu không có nghĩa là Thần chưa thuận tình, Gia Chủ tiếp tục cúng lại từ đầu. Sau khi hương cháy hết, Gia Chủ khấn tạ, hạ lễ. Giữ hương khói liên tục 100 ngày và Gia Chủ cúng tế hai ông như bình thường.
4 – Lưu ý của Gia Chủ khi lập bàn thờ Thần Tài
- Chọn tượng Thần Tài – ông Địa tránh tình trạng gương mặt hai ông không vui vẻ, hồ hởi và quan trọng nhất là không sứt mẻ. Điều này khiến việc thờ phụng hai ông mất linh nghiệm khiến việc kinh doanh, buôn bán thất thường.
- Toàn bộ vật dụng trên bàn Thần Tài phải thật sạch sẽ mới mang ra cúng.
- Với các gia đình có vật nuôi cần phải chú tâm nếu không bàn thờ bị quấy phá sẽ không tốt.
- Nên mua thêm các vật dụng phong thủy: Minh Đường Tụ Thủy, Thiềm Thừ, Kỳ Lân, Tỳ Hưu,….
- Khai nhãn ông Cóc.
- Sáng quay mặt ông Cóc ra ngoài hút lộc, tối quay ông Cóc vào giữ lộc.
- Cắm nén hương ngay ngắn, theo hình vì nén hương Thần Tài là cầu nối dâng lời thỉnh cầu.
- Đồ hạ lễ chia cho người nhà hoặc cất, không nên chia ra ngoài tránh tình trạng rơi vãi lộc.
Thờ cúng Thần Tài nói khó thì không khó, dễ thì cũng không hề dễ, quan trọng Gia Chủ cần phải có sự hiểu biết. Qua bài viết này, chúng tôi mong Gia Chủ lưu tâm, để ý những điều quan trọng khi lập bàn thờ Thần Tài. Và ngoài ra không được quên rằng nếu lập bàn thờ Thần Tài thì cũng cần phải có Nhang Thần Tài để giúp cho Sở Cầu Linh Ứng – Sở Nguyện Tòng Tâm.