Với các gia đình có ban thờ Thần Tài và ông Địa riêng thì việc thắp hương hằng ngày để mong cầu mọi chuyện kinh doanh, buôn bán hanh thông là nên. Tuy nhiên việc hương khói thì không thể qua loa vì vậy mong rằng Gia Chủ luôn cẩn thận, tỉ mỉ trong việc này.

Nội dung chính
- 1 – Cách cúng Thần Tài – Thổ Địa hằng ngày
- 2 – Cách cúng ông Thần Tài và ông Địa vào mùng 1 (lễ Sóc) và rằm (lễ Vọng) chi tiết
- 3 – Cách cúng ông Thần Tài – Thổ Địa vào 23 tháng chạp
- 4 – Cách cúng Thần Tài – Thổ Địa vào ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng)
- 5 – Cách cúng Thần Tài Thổ Địa vào tết Đoan Ngọ
- 6 – Cách cúng Thần Tài Thổ Địa vào rằm tháng 7
1 – Cách cúng Thần Tài – Thổ Địa hằng ngày
Với việc thờ phụng hằng ngày thì vào những ngày thường không cần làm lễ quá cầu kỳ, Gia Chủ chỉ việc cần phải làm vệ sinh sạch sẽ ban thờ hằng ngày, lưu ý không được làm xê dịch đồ vật trên ban thờ. Và để vấn đề vệ sinh sạch sẽ và đơn giản Gia Chủ có thể tham khảo việc sử dụng Nhang Thần Tài dành riêng cho ban Thần Tài thương hiệu Garuda nhé.
Gia Chủ lưu ý nếu hoa và quả không còn tươi thì mình nên thay, lễ thụ thì nên để Gia Chủ và người nhà thụ lễ. Ngoài ra chén nước thì chắc chắn ngày nào cũng phải thay nước sạch sẽ.
Thời gian: Gia Chủ nên làm lễ vào 6-7h sáng để mong cho một ngày mới kinh doanh, buôn bán suôn sẻ và 6-7h tối nên thắp một lần nữa để cảm tạ Thần Linh.
Số lượng nén hương Thần Tài dâng: vào các ngày thường thì Gia Chủ có thể cắm 1-3 nén, một nén là hương bình an, ba nén là mang tài lộc. Mong rằng Gia Chủ cẩn thận, không dâng hương số lượng bừa bãi và không được là số chẵn.
Bài văn khấn thắp hương Thần Tài hằng ngày:
Lạy các vị Thành Hoàng bản cảnh. Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất. Với các phần hương linh khuất mặt khuất mày, với các vị Tiền chủ Hậu chủ.
Con tên là….. niên canh….., ….tuổi. Ở tại ngôi gia, số…….. đường…… quận…… tỉnh (thành)…… Việt Nam quốc.
Chúng con khấu xin ngài Thành Hoàng bản địa. Ông Địa – Thần Tài chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chư vị cho con được …….. (lời khấn để xin điều gì đó).
Mọi công việc diễn ra vuông hay tròn, con xin được hậu tạ……… (hứa hẹn tạ lễ).
Chúng con xin các ngài Thành Hoàng bản địa. Ông Địa – Thần Tài, các ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, các chư vị. Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành của con khấn vái các ngài. Kính bái.
Khấn xong, vái hay lạy 3 cái.
Một số lưu ý:
- Khăn vệ sinh ông Thần Tài và ông Thổ Địa nên là khăn riêng, không nên sử dụng với mục đích khác
- Không cần lễ quá cầu kỳ, với ngày thường chỉ cần thành tâm cúng bái, vệ sinh sạch sẽ, thay trà nước và dâng hương
- Hoa và quả không cần phải thay mỗi ngày tuy nhiên nếu hoa và quả không còn tươi thì nên thay mới ngay.
2 – Cách cúng ông Thần Tài và ông Địa vào mùng 1 (lễ Sóc) và rằm (lễ Vọng) chi tiết
Theo tục xưa truyền lại, cứ vào mỗi ngày mồng Một và ngày rằm hàng tháng thì các gia đình tại Việt Nam sẽ có các lễ cúng gia thần, gia tiên để cầu xin cho gia đình êm ấm, thành viên trong gia đình được khỏe mạnh, bình an và may mắn. Vậy thì với các gia đình, hộ kinh doanh đây là dịp không thể thiếu để làm lễ cúng ông Thần Tài và ông Địa.
Như mọi người đã biết thì Thần Tài và ông Địa đem lại may mắn cho làm ăn, kinh doanh hay nói cách khác là mang lại tiền bạc và của cai cho Gia Chủ. Chính vì lẽ đó, với các ngày bình thường thì Gia Chủ sẽ dâng hương cầu khấn còn với các dịp lễ chính trong tháng, trong năm thì sẽ tươm tất hơn trong việc lễ lạt.

Lễ cúng: Với các ngày mùng 1 (lễ Sóc) và rằm (lễ Vọng) thì thường sẽ là lễ chay: hương hoa, trầu cau, quả tươi, tiền vàng, bánh kẹo hoặc cũng có thể cúng bộ tam sênh (Thịt lợn, trứng luộc và tôm). Tuy nhiên Gia Chủ chỉ cần nhớ với 2 ngày cúng này đôi khi không cần cầu kỳ lễ vật mà chỉ thành tâm giản dị cũng được.
Số nén hương dâng: Với ngày lễ quan trọng thì Gia Chủ sẽ dâng từ 3-5 nén hương Thần Tài mong cầu chư vị Thần Linh ban lộc, phù hộ độ trì cho Gia Đạo.
Văn cúng Thần Tài – Thổ Địa mùng 1 và ngày rằm:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là…… Ngụ tại………
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Một số lưu ý:
- Nếu Gia Chủ không có điều kiện thời gian để cúng Thần Tài – Thổ Địa hàng ngày thì trong 2 ngày lễ này trong tháng không được quên việc đó vì hai ông ưa chuộng sự sạch sẽ thoáng đãng. Chi ít vào 2 ngày này trong tháng thì phải tắm rửa cho hai ông.
- Gia Chủ nên mua thêm tiền giấy riêng cúng Thần Tài và Thổ Địa, trong đó có tiền Quý Nhân (Âm và Dương – tức là những tờ giấy gập đôi màu đỏ có đục những hình Thần Tài khắp bề mặt)
3 – Cách cúng ông Thần Tài – Thổ Địa vào 23 tháng chạp
Ngày 23 tháng chạp Âm Lịch hàng năm được biết đến là ngày Táo Quân sẽ sử dụng cá chép để bay lên Thiên Đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc trong nhà Gia Chủ trong một năm vừa qua.
Với người miền Bắc, ngày này được gọi là tết ông Công – ông Táo còn với miền Nam gọi là “Ngày tiễn ông Táo lên trời”.
Ông Táo là một trong những vị thần bản gia quanh năm ngụ tại ở bếp, thấu tỏ và tường tận mọi chuyện tại tư gia. Ông là vị thần mang đến những điều cát lành, may mắn nên mọi gia đình đều rất kính trọng và thành kính lễ lạt vào ngày ông về chầu Trời.

3.1. Ngày 23 tháng chạp có quan trọng trong lễ cúng ông Thổ Địa Thần Tài không?
Theo các tục truyền từ xưa, vào ngày 23 tháng chạp là ngày vô cùng phù hợp để tỉa chân nhang cho bát hương Thần Tài. Thật ra, nếu bát hương của Gia Chủ đã quá đầy, bạn cũng có thể xin rút chân nhang vào ngày rằm hằng tháng, miễn đúng theo nghi thức là được. Tuy nhiên, 23 tháng chạp rơi vào thời điểm cận cuối năm, phần lớn các Gia Chủ khi bao sái các ban thờ Thần, Phật, Gia Tiên sẽ nhân tiện tịnh sái cả ban thờ Thần Tài.
3.2. Văn khấn trước khi tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài
Gia Chủ thắp 3 nén nhang Thần Tài, sau đó khấn:
Nam mô a di Đà Phật (3 lần)!
Con kính lạy chín phương trời, lạy 10 phương chư phật.
Con xin kính lạy vua cha Ngọc Hoàng, Hoàng Thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, thần đông trù, Táo phủ Thần quân.
Tín chủ chúng con là: …………..
Ngụ tại địa chỉ: ……………………
Con xin kính tâu, lạy các quan thần tài thổ địa đang cai quản tại: ……………..
Hôm nay là ngày ………………., con xin phép các ngài được bao sái bàn thờ sạch sẽ. Mong chư vị chấp thuận để chúng con thể hiện lòng thành.
Nam mô a di Đà Phật (3 lần)”.
Xong vái 3 vái, chờ hương tàn rồi bắt đầu bao sái.
3.3. An vị ban thờ, kính cáo và khấn sau khi tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài xong
Tịnh sái ban thờ sạch sẽ, Gia Chủ cần dâng hương, sắp xếp đồ lễ đã chuẩn bị. Nghi thức này có mục đích chính là mời chư vị Thần Linh ngự lại ban thờ, tiếp tục phù hộ độ trì cho gia đạo và toàn bộ thành viên tư gia.
Văn khấn sau khi tịnh sái ban thờ Thần Tài:
“Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)
Hôm nay là ngày ……………………….., con đã thực hiện xong việc bao sái bàn thờ Thần tài, rút chân nhang. Kính mời các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, chư vị Thần Phật về ngự lại nơi bàn thờ để con tiếp tục việc thờ cúng.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật”.
Sau đó vái 3 bái, dâng 3 nén nhang Thần Tài, lưu ý nếu Nhang tắt không có vấn đề gì quan trọng. Gia Chủ chỉ cần khấn lại và thắp 3 nén nhang mới là được.
4 – Cách cúng Thần Tài – Thổ Địa vào ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng)
Vào ngày vía Thần Tài thì trước khi dâng lễ cúng Thần Tài, Gia Chủ cũng cần lau bụi, sắp xếp lại mặt trước bàn thờ gọn gàng và sạch sẽ. Một số Gia Chủ cẩn thận sẽ tắm cho ông Thần Tài và ông Thổ Địa nước thơm, nước có ngâm hoa tươi và dùng rượu trắng để tẩy bụi trần.

4.1. Ngày vía Thần Tài có quan trọng hay không?
Ngày vía Thần Tài (còn được gọi là ngày cúng vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng) được xem là trọng lễ dùng để rước tài lộc và may mắn về nhà. Vào ngày hôm nay thì việc dâng lễ bàn thờ Thần Tài và Thổ Địa sẽ nghênh đón tài lộc, tài vận về nhà và khởi đầu một năm mới đầy suôn sẻ và may mắn.
Một số lễ vật dùng để cúng ông Thần Tài và Thổ Địa:
- Nến
- Hương Thần Tài
- 3 chén nước
- 2 chén rượu
- Gạo tẻ
- Tiền vàng mã
- Muối sạch
- Thuốc lá
- Tam Sên: Thịt lợn, 3 quả trứng luộc, 3 con tôm
- Hoa tươi: hoa cúc, hoa đồng tiền,….
- Bánh kẹo
- Mâm ngũ quả
Tùy theo điều kiện và văn hóa tại Gia Chủ thì mọi người có thể sắm thêm lễ, tuy nhiên việc thờ hai ông thật ra không cần quá cầu kỳ.
4.2. Văn khấn ngày vía Thần Tài dành cho ban thờ Thần Tài – Thổ Địa
Vào ngày trọng lễ như này mong Gia Chủ dâng hương cho hai ông từ 3-5 nén nhang, hoàn toàn không được thắp nhang số chẵn vì đó là số âm và mang đến điều không hay.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương đất
Kính lạy Quan đương niên Hành khiển, Tề vương Hành khiển, Ngũ miếu hành binh chi thần.
Kính lạy các Ngài Thành Hoàng bản cảnh chư vị đại vương.
Kính lạy ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ.
Con tên là…
Năm sinh…
Cửa hàng tại địa chỉ…
Hôm nay là ngày 10 tháng Giêng năm Tân Sửu 2021.
Tín chủ con thành tâm sắm sửa, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Trước bàn thờ chư vị Tôn Thần, tín chủ con chắp tay kính cẩn.
Khấu xin Thành Hoàng bản địa, ông Địa – Thần Tài chứng minh cho tâm lành khấn vái, xin chân thành cảm ơn chư vị thần linh đã phù hộ độ trì cho con trong suốt thời gian qua, cho chúng con kinh doanh buôn bán lo toan công việc tại nhà này xứ này.
Hôm nay tân niên xuân tiết, nhân cát nhật cát nguyệt cát niên. Tín chủ con có chút lòng thành dâng lên chư vị.
Trước bàn thờ chư vị tôn thần, tín chủ con kính cẩn tấu trình.
Xin chư vị khai ân cho chúng con được khai phúc khai lộc, khai vận khai hoa cho cả năm mưa thuận gió hoà, công việc ổn thoả. Lòng người yên ả, nô bộc thuận hoà.
Cho con buôn may bán đắt, nức tiếng gần xa, hữu xạ tự nhiên hương mà vô hạn tai ương tán.
Không dám mơ những cao xa vọng tưởng. Chỉ mong công sức được ra thành quả. Cố gắng được ra thành tựu. Chăm chỉ được tới hồi thành công. Thêm chút vận may mà có thêm lộc rơi lộc rụng.
Chúng con người trần mắt thịt, việc dương chưa tỏ việc âm chưa thấu, nếu có điều gì lầm lỡ mong các Ngài bỏ qua đại xá cho chúng con
Con xin Thành Hoàng bản địa, ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái.
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần).
(Khấn xong, vái hay lạy ba cái).
5 – Cách cúng Thần Tài Thổ Địa vào tết Đoan Ngọ
5.1. Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ đâu?
Theo truyền thuyết từ xưa thì vào mùa vụ nọ, nông dân được mùa, hoa trái nặng trĩu quả. Nhưng không biết từ đâu sâu bọ kéo đến dày đặc, phá hoại hoa màu của người dân khiến người dân có nguy cơ mất trắng.
Vào tình huống nguy cấp lúc đó có một ông lão tên Đôi Truân xuất hiện. Ông đã hướng dẫn người dân lập đàn cúng với lễ vật đơn giản, chỉ gồm bánh tro và trái cây. Sau khi cúng xong thì mọi người về nhà vận động cơ thể. Ấy vậy mà sâu bọ bỏ đi thật và mùa màng lại tiếp tục tươi tốt.
Từ đó, dân gian truyền miệng nhau ngày này là “Tết diệt sâu bọ” hay “Tết Đoan ngọ” và cúng vào giữa giờ Ngọ.
5.2. Mâm cỗ cúng tết Đoan Ngọ cho ban Thần Tài – Thổ Địa
Theo truyền thống thì ngày tết Đoan Ngọ thường được diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Gia Chủ cần làm mâm cỗ đơn giản, không cầu kỳ có các loại trái cây vị chua để diệt trừ sâu bọ:

- Hoa tươi
- Hương Thần Tài
- Các loại hoa quả (mận, vải,….)
- Rượu nếp cẩm
- Bánh ú, bánh tro
- Xôi, chè
5.3. Thời gian cúng Tết Đoan Ngọ
Dựa vào cái tên mà ta cũng có thể thấy rằng việc cúng tết Đoan Ngọ sẽ rơi vào lúc 11h đến 13h chiều. Đoan là mở đầu, Ngọ là khoàng thời gian từ 11h đến 13h chiều.
6 – Cách cúng Thần Tài Thổ Địa vào rằm tháng 7
Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn trong năm vậy nên ngày hôm đó là thời điểm vô cùng thích hợp để làm lễ cúng Thần Tài – Thổ Địa để cầu mong sự may mắn trong buôn bán, kinh doanh.

6.1. Lễ cúng Thần Tài – Thổ Địa vào rằm tháng 7 cần những gì?
Lễ cúng Thần Tài – Thổ Địa ngày rằm tháng 7 là ngày để xem cách Gia Chủ thể hiện lòng thành kính của mình lên các vị thần và chư vị tiên linh tứ phương che chở, bảo vệ các thành viên gia đình có cuộc sống sung túc.
Một số lễ vật cơ bản cần chuẩn bị:
- Gao tẻ
- Tiền vàng mã
- Thuốc lá
- Bộ tam sên
- Hoa tươi
- Mâm ngũ quả
- Đèn cầy
- Nhang Thần Tài
- 3 chén nước
- 3 chén rượu
- Xôi đỗ xanh
Ngoài ra với những gia đình có điều kiện kinh tế thì gia chủ có thể chuẩn bị thêm lễ vật như cá lóc, heo quay (bánh hỏi) để dâng lên Thần Tài. Còn không chỉ cần lễ vật cơ bản và thành tâm là được.
6.2. Văn khấn Thần Tài Thổ Địa vào rằm tháng 7
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy…….
Tín chủ chúng con là…..
Ngụ tại…….
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Thần tài vị tiền và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.
Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.
Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Sau khi khấn xong vái 3 vái, dâng 3 nén nhang Thần Tài.
Qua bài viết trên, Nhang Garuda mong rằng quý Gia Chủ có thể có thêm sự hiểu biết về cách cúng Thần Tài – Thổ Địa vào ngày thường và các trọng lễ. Thờ cúng là tín ngưỡng tâm linh, do vậy điều này không bắt buôc gia chủ cần phải cầu kỳ tuy nhiên vẫn cần phải chỉn chu và trang trọng.