Ông Cóc (Thiềm Thừ) là một vật phẩm phong thủy có tác động rất nhiều trên bàn thờ Thần Tài giúp tăng tài lộc, bổ trợ kinh doanh cho Gia Chủ. Theo quan niệm phong thủy, Cóc ngậm tiền chính là linh vật biểu trưng cho sự phát tài, cầu lộc và thu hút vượng khí trong kinh doanh.
Nội dung chính
- 1 – Sự tích Thiềm Thừ
- 2 – Hình dáng của ông Cóc (Thiềm Thừ)
- 3 – Tại sao nên đặt ông Cóc (Thiềm Thừ) trên bàn thờ Thần Tài
- 4 – Cách lựa chọn ông Cóc (Thiềm Thừ) sao cho hợp phong thủy
- 5 – Thủ tục khai quang cho ông Cóc (Thiềm Thừ)
- 6 – Hướng dẫn đặt ông Cóc (Thiềm Thừ) trên bàn Thần Tài
- 7 – Một số lưu ý khi đặt ông Cóc (Thiềm Thừ) trên bàn thờ Thần Tài
1 – Sự tích Thiềm Thừ
Thiềm Thừ khi xưa là một yêu quái chuyên đi ức hiếp bách tính, phá phách và ngỗ nghịch. Lưu Hải thấy dân chúng khổ sở khi bị yêu quái tàn phá nên đã ra tay thu phục. Trong lúc giao tranh thì Thiềm Thừ bị thương và gãy 1 chân chỉ còn 3 chân. Từ đó nhiều khu vực sẽ gọi Thiềm Thừ trên bàn Thần Tài là Cóc 3 chân là vậy. Thiềm Thừ sau khi được Lưu Hải thu phục liền đi theo ngài tu hành làm việc thiện, độ duyên chúng sinh. Đi tới đâu gặp những người khó khăn cần giúp đỡ ông Cóc sẽ nhả tiền vàng để cứu giúp.

Từ đó dân gian có bức tranh “Lưu Hải hí Kim Thiền” vẽ nên một tiên ông tay xâu cầm tiền và một con cóc ba chân đi theo.
2 – Hình dáng của ông Cóc (Thiềm Thừ)
Việc hiểu biết về hình dáng ông Cóc để lựa chọn được sản phẩm phong thủy chuẩn với đặc trưng linh vật là điều cần thiết:

- Hình dáng 3 chân: Như chúng tôi đã nói qua về sự tích của Thiềm Thừ (ông Cóc 3 chân) ở trên thì Gia Chủ khi đi mua cần kiểm tra yếu tố này đầu tiên.
- 7 nốt sần trên lưng: Đây là một trong những nét đặc trưng của cóc 3 chân, dù cho ông có được tạo nên bởi chất liệu gì thì vẫn phải có 7 nốt sần trên lưng theo đúng hình chòm sao Đại Hùng (Bắc Đẩu thất tinh) nằm hướng cực Bắc.
- Đầu Thiềm Thừ: với các chất liệu từ đá hoặc composite trong đặc thì ta sẽ thấy rõ ràng hơn khi trên đầu của ông có hình Lưỡng Nghi.
- Miệng ngậm đồng tiền cổ, bên cạnh lưng có mang xâu tiền: Với ý nghĩa đem lại tiền tài cho Gia Chủ.
Không chỉ đem đến tài lộc, ông Cóc còn bảo vệ cho Gia Chủ được bình an, mạnh khỏe. Việc này phụ thuộc vào nét đặc trưng của hình Lưỡng Nghi trên đầu ông Cóc.
3 – Tại sao nên đặt ông Cóc (Thiềm Thừ) trên bàn thờ Thần Tài
Trong phong thủy chính phái, tượng ông Cóc (Thiềm Thừ) là biểu tượng của sự giàu có thịnh vượng. Mọi người vẫn thường sử dụng ông Cóc để đặt tại nhiều vị trí khác nhau như két sắt, bàn làm việc,….nhưng nhiều nhất vẫn là bàn thờ Thần Tài. Nếu đặt tại bàn thờ Thần Tài chỉ cần chọn màu hợp mệnh và đúng hướng sẽ giúp cho Gia Chủ gặp nhiều may mắn và thuận lợi trong cuộc sống, công việc kinh doanh hanh thông, suôn sẻ.

Ngoài ra, khi đặt ông Cóc (Thiềm Thừ) trên bàn thờ Thần Tài còn giúp cho Gia Chủ xua đuổi được các năng lượng xấu, tránh bị tà ma quấy phá và mang tới năng lượng tích cực cho gia đình. Đây giống như là cách để trấn áp những điều xấu xa đang đeo bám gia đình, giúp Gia Chủ và người trong nhà có được sự bình an và may mắn, tài lộc thi nhau đến, cuộc sống ấm êm còn chuyện kinh doanh thì ngày càng phát đạt.
Tuy nhiên, việc đặt ông Cóc theo đúng phong thủy cần có sự chuẩn chỉ về mệnh và phương hướng nếu không thì sẽ không phát huy được hoàn toàn công dụng của linh vật. Thậm chí vào trong trường hợp xấu sẽ khiến bản thân và gia đình rơi vào tình trạng thất thoát tài sản, gặp nhiều điều không hay tới gia đình và công việc.
4 – Cách lựa chọn ông Cóc (Thiềm Thừ) sao cho hợp phong thủy
Cách chọn ông Cóc để trưng bàn thờ sẽ phụ thuộc vào mệnh ngũ hành. Mệnh được tính ở đây là dành cho chủ gia đình.
- Đối với những người mệnh Kim: hợp với màu xám bạc và màu vàng.
- Đối với những người mệnh Mộc: hợp với màu xanh dương nhạt, xanh dương và đen
- Đối với những người Thủy: hợp với màu đen, xanh nước biển hoặc xanh lá cây
- Đối với những người mệnh Hỏa: hợp với màu đỏ, màu tím và màu xanh lá cây
- Đối với những người mệnh Thổ: hợp với màu nâu, màu đỏ, hoặc màu vàng nhạt.
5 – Thủ tục khai quang cho ông Cóc (Thiềm Thừ)
Thiềm Thừ là linh vật thông nhân tính do đó khi mua cóc về bạn nên khai quang điểm nhãn cho ông Cóc thì ông Cóc sẽ linh nghiệm và bảo vệ cho bản thân Gia Chủ.

Quy trình khai quang ông Cóc sẽ gồm 6 bước và đơn giản, Gia Chủ hoàn toàn có thể tự làm tại nhà:
Bước 1: Xem ngày tốt & xấu, lựa ngày đẹp để tắm cho ông Cóc.
Bước 2: Lấy 1 thùng nước thanh tịnh sạch sẽ. Với cách dân gian xưa thì ông cha ta sẽ sử dụng nửa thùng nước giếng và nửa thùng nước mưa tuy nhiên hiện tại có thể thay thế, chỉ cần nước sạch là được.
Bước 3: Đặt ông Cóc (Thiềm Thừ) vào nước và ngâm 3 ngày 3 đêm
Bước 4: Lấy khăn bông sạch lau khô cho ông Cóc (Thiềm Thừ)
Bước 5: Sử dụng một chút nước trà (nước chè) vẩy vào mắt ông Cóc. Việc làm này còn được gọi là khai quang điểm nhãn.
Bước 6: Ông Cóc là linh vật thông nhân tính vì vậy khi khai quang đặc biệt nhất là sẽ chỉ có bản thân mình ở đó. Sau khi khai quang, người đầu tiên ông Cóc thấy là Gia Chủ thì sẽ luôn phù hộ cho Gia Chủ.
6 – Hướng dẫn đặt ông Cóc (Thiềm Thừ) trên bàn Thần Tài
Hiện tại có rất nhiều hướng dẫn đặt ông Cóc (Thiềm Thừ) trên bàn thờ Thần Tài. Việc đặt ông có thể đặt độc lập hoặc hoặc đặt cùng với tỳ hưu thiên lộc, tượng tam đa hoặc phật di lặc. Tuy nhiên không phải không phải hành động nào cũng chính xác và mang đến những tác động tốt cho phong thủy.

Theo các chuyên gia phong thủy thì các Gia Chủ có thể sắp xếp ông Cóc (Thiềm Thừ) theo các bước sau đây:
Bước 1: Chọn ông Cóc (Thiềm Thừ) theo mệnh phong thủy chủ gia đình
Bước 2: Khai quang điểm nhãn cho ông Cóc (Thiềm Thừ) để ông có hồn và biết người mình phù trợ là ai.
Bước 3: Đặt ông Cóc hướng bên trái (từ ngoài nhìn vào) theo mép ngoài của bàn thờ Thần Tài. Hướng đặt ông là hướng xoay vào trong để tránh việc thất thoát tài lộc. Giúp cho tài vận, của cải của Gia Chủ được tích tụ hằng ngày.
Ngoài bàn thờ Thần Tài, Gia Chủ có thể đặt ông Cóc tại một số vị trí khác trong nhà để bổ trợ phong thủy:
- Đặt ở góc đối diện với hướng cửa chính, gần với lối ra vào nhà theo hướng quay vào trong. Biểu trưng cho việc cóc nhảy vào nhà nhả tiền, mang đến tiền tài cho Gia Chủ.
- Đặt tượng ông Cóc ở hướng Bắc phòng khách sẽ gặp nhiều thuận lợi trong công việc, dễ dàng thăng quan tiến chức, có được sự nghiệp như ý nguyện.
- Đặt tượng ông Cóc ở hướng Đông Nam trong nhà nếu là người kinh doanh, làm ăn buôn bán. Vị trí này giúp cho Gia Chủ có công việc suôn sẻ, hanh thông mà không gặp trục trặc.
- Ngoài ra Gia Chủ có thể đặt ông Cóc trong tủ (hướng quay vào trong nhà), trên bàn làm việc (hướng chếch về Gia Chủ), bàn thu ngân (hướng quay vào cửa hàng) để được phù trợ về công việc và cuộc sống.
7 – Một số lưu ý khi đặt ông Cóc (Thiềm Thừ) trên bàn thờ Thần Tài
Gia Chủ cần lưu tâm một số điều sau để nhận được nhiều tài lộc, tránh hao tài tốn của, gặp phải những điều xui rủi khi đặt ông Cóc (Thiềm Thừ) trên bàn thờ Thần Tài.
- Dùng vải đỏ che đầu, quan trọng là phải che mắt ông Cóc khi di chuyển ông từ vị trí này qua vị trí khác.
- Không nên tắm rửa ông Cóc quá nhiều lần trong một năm. Cụ thể nên thực hiện 5 lần vào các ngày âm lịch là 6/2, 2/6, 14/7, 12/9 và 22/12.
- Không nên đặt ông Cóc trên bàn thờ Thần Tài có hướng quay mặt ra cửa chính. Nếu đặt phương hướng như vậy sẽ làm cho vận may và tiền tài của Gia Chủ bị ông Cóc nhả ra ngoài.
- Không đặt ông Cóc trên bàn thờ Thần Tài theo hướng đối diện hồ nước hay bể cá do lẽ “Tài hóa Thủy”. Nếu đặt như vậy sẽ làm tiền tài mà ông Cóc mang tới cho gia đình bị trôi đi.
- Đặt ông Cóc nên đặt cố định, tránh di chuyển hoặc xoay ra xoay vào để không bị hao tốn tiền của, giảm thiểu tài lộc.
- Vị trí đặt ông Cóc trên bàn thờ Thần Tài phải là vị trí thoáng đãng, sạch sẽ. Có như vậy thì việc đặt ông mới linh ứng, phát huy được hết các công dụng.
Hy vọng với các kiến thức về ông Cóc (Thiềm Thừ) sẽ giúp ích cho các Gia Chủ trong việc trang trí, thờ cúng linh vật phong thủy để có nhiều tài lộc và may mắn.